Có lẽ cũng vì thế mà phần diện tích giao thông đúng ra chỉ dành cho người đi bộ và xe cộ lại là những khoảng trống dễ bị chiếm dụng nhất. Từ chuyện các bà bán hàng rong, hàng nước lấn chiếm vỉa hè đến những cơ quan, công sở, bệnh viện không chịu thiết kế chỗ để xe mà tính luôn đến phần đất ấy làm nơi dừng đỗ. Rồi cả những gia đình khi hữu sự sử dụng luôn đường phố làm sân nhà dựng rạp, để xe... Nguyên nhân chính có lẽ là sự thiếu một quy hoạch đồng bộ trong kiến trúc đô thị dẫn đến những áp lực về dân số, nhà ở khiến người dân phải tràn ra vỉa hè, lòng đường để mưu sinh, nhiều khi là bất chấp pháp luật để kiếm tiền đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, ATGT và trật tự đô thị. Theo một số chuyên gia, về nguyên tắc, hạ tầng giao thông chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông nhưng nếu những quy định cứng nhắc ấy không thể đi vào cuộc sống thì cũng vô nghĩa. Thay vì áp dụng một cách khô cứng thì việc làm “mềm hóa” bằng cách tạo ra một hành lang pháp lý có lộ trình, có thể chấp nhận được và thay đổi dần nhận thức của người dân là cách làm phù hợp. Việc quy định cụ thể, khoanh vùng những trường hợp được sử dụng một phần lòng đường vỉa hè là hết sức cần thiết để không chỉ đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân mà còn để phân biệt và loại bớt những trường hợp chiếm dụng phi pháp, phục vụ những lợi ích cá biệt. Hơn thế, đấy cũng là cách tiến tới việc bảo đảm văn minh đô thị và bảo đảm để người dân có thể tham gia giao thông một cách an toàn khi trật tự đô thị được quản lý tốt hơn. Ngọc Anh Nguồn:giaothongvantaicom.Vn Nguồn:http://giaothongvantai.Com.Vn/chinh-tri-xa-hoi/chuyen-doc-duong/201310/dan-thay-doi-bo-mat-he-pho-408365/ |
Home
»
»Unlabelled
» Dần thay đổi bộ mặt hè phố
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét